Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai?
Theo các tài liệu kể lại rằng Ông Hoàng Báo được cho là con trai của Mẫu Đông Cuông cùng tướng quân Hà Đặc – vị tù trưởng tại bản Mường Khà. Thời đó người Mường Khà là dân tộc rất có danh tiếng và quyền thế.
Sự tích Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Theo sự tích ghi lại của dòng họ Mo Hà vốn là dòng họ chuyên trông coi đền Đông Cuông rằng: Ông Hoàng Báo là con trai của bà Lê Thị Kiểm cùng với ông Hà Văn Thiên. Gia định ông được triều đình lúc bấy giờ giao cho quản lý vùng Đông Cuông cùng các khu vực xung quanh đó. Ông Thiên vốn là con cháu của Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng (trại chủ Quy Hóa) đã hi sinh khi tham gia đánh trận chống giặc Nguyên. Ông bà sinh được một người con trai là Ông Hoàng Báo. Sau khi ông Thiên qua đời, vợ và con trai ông ở lại Đông Cuông. Họ hướng dẫn người dân lập ấn lập bản, chăn nuôi trồng trọt và chữa bệnh cứu người. Sau này khi tạ thế, Bà hóa thánh trở thành Chầu Đệ Nhị thường xuyên hiển linh giúp dân và phù giúp các thuyền bè qua lại trên dòng sông Thao. Người dân ở đây đã lập miếu thờ Ông bên Ghềnh Ngai phía hữu ngạn sông Hồng còn miếu thờ hai mẹ con Bà được dựng tại bên tả đối diện, về sau được cải tạo và sửa chữa lại rồi mang cái tên là Đền Đông Cuông.
Đền thờ Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Đền Đông Cuông chính là nơi thờ phụng Ông Hoàng Báo cùng mẫu thân Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Đây là một trong hai đền lớn đã tồn tại từ rất lâu dọc theo thượng lưu sông Hồng. Đền có địa chỉ tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là cụm di tích gồm 4 điểm: đền chính, Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông nằm bên phía hữu ngạn sông Hồng, hướng đối diện với đền chính cách khoảng 150 mét về hướng Nam cùng thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).
Phía trong đền chính có tòa cung cấm thờ Chầu Đệ Nhị, Quan Hoàng Báo cùng hai hậu cận. Gian chính giữa thờ ban Công Đồng Tứ Phủ, bên phải thờ 12 cô sơn trang còn bên trái thờ quan Trần Triều.
Lộ trình di chuyển để tới đền Đông Cuông từ Hà Nội
Nằm dọc theo tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nên việc di chuyển từ Hà Nội tới đền Đông Cuông khá dễ dàng và tiện lợi. Để tới đền các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện công cộng tùy điều kiện đều được.
Cách di chuyển đến đền Đông Cuông bằng phương tiện công cộng
Nếu di chuyển bằng xe khách thì tại Hà Nội các bạn có thể bắt xe tại các bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đều có xe tới thẳng bến xe Mậu A thị trấn Văn Yên tỉnh Yên Bái. Sau khi tới điểm cuối bến xe Mậu A thì có thể bắt thêm xe máy hoặc taxi hay dịch vụ xe đưa đón tận nơi để có thể tới đền Đông Cuông cách đó tầm 15km.
Nếu di chuyển bằng tàu hỏa thì có thể mua vé và xuất phát tại ga Hà Nội thẳng tới ga Mậu A. Sau khi xuống ga Mậu A các bạn có thể tiếp tục bắt xe tới đền Đông Cuông cách ga chừng 15km. Thời gian dự kiến cho toàn chặng vào khoảng 5 giờ đồng hồ.
Cách di chuyển đến đền bằng phương tiện cá nhân
Đây là lựa chọn hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất. Lộ trình nếu di chuyển bằng ô tô cá nhân như sau: Trung tâm thành phố Hà Nội > cao tốc Nội Bài – Lào Cai > trạm thu phí IC14 thuộc xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thì rẽ phải ra khỏi cao tốc qua cầu Mậu A vào đường Hồng Hà rồi tiếp tục đi theo tuyến đường tỉnh 163 (ĐT163) khoảng 10km nữa tới xã Đông Cuông là tới đền Đông Cuông.
Hầu giá Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Do không thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ nên Ông Hoàng Báo thường không được thỉnh trong các nghi thức hầu đồng. Thế nhưng tại đền Đông Cuông người ta vẫn hầu giá Ông Hoàng Báo sau khi thỉnh Ông Hoàng Mười. Khi ngự về đồng, Ông Hoàng Báo Đông Cuông thường mặc trang phục màu vàng, làm lễ khai quang, tay cầm hèo múa rồi ông ban tài phát lộc cho các con nhang đệ tử.
Dâng lễ Ông Hoàng Báo như nào là phù hợp nhất?
Hằng năm vào những ngày lễ đặc biệt tại đền Đông Cuông rất nhiều du khách thập phương cùng các con nhang đệ tử lại đổ về đây làm lễ dâng bái nhằm tỏ lòng thành kính với Ông Hoàng Báo và cầu mong được Ông phù hộ cho sức khỏe, bình an và phát tài phát lộc.
Cách di chuyển đến đền Đông Cuông bằng phương tiện công cộng
Nếu di chuyển bằng xe khách thì tại Hà Nội các bạn có thể bắt xe tại các bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đều có xe tới thẳng bến xe Mậu A thị trấn Văn Yên tỉnh Yên Bái. Sau khi tới điểm cuối bến xe Mậu A thì có thể bắt thêm xe máy hoặc taxi hay dịch vụ xe đưa đón tận nơi để có thể tới đền Đông Cuông cách đó tầm 15km.
Nếu di chuyển bằng tàu hỏa thì có thể mua vé và xuất phát tại ga Hà Nội thẳng tới ga Mậu A. Sau khi xuống ga Mậu A các bạn có thể tiếp tục bắt xe tới đền Đông Cuông cách ga chừng 15km. Thời gian dự kiến cho toàn chặng vào khoảng 5 giờ đồng hồ.
Cách di chuyển đến đền bằng phương tiện cá nhân
Đây là lựa chọn hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất. Lộ trình nếu di chuyển bằng ô tô cá nhân như sau: Trung tâm thành phố Hà Nội > cao tốc Nội Bài – Lào Cai > trạm thu phí IC14 thuộc xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thì rẽ phải ra khỏi cao tốc qua cầu Mậu A vào đường Hồng Hà rồi tiếp tục đi theo tuyến đường tỉnh 163 (ĐT163) khoảng 10km nữa tới xã Đông Cuông là tới đền Đông Cuông.
Hầu giá Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Do không thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ nên Ông Hoàng Báo thường không được thỉnh trong các nghi thức hầu đồng. Thế nhưng tại đền Đông Cuông người ta vẫn hầu giá Ông Hoàng Báo sau khi thỉnh Ông Hoàng Mười. Khi ngự về đồng, Ông Hoàng Báo Đông Cuông thường mặc trang phục màu vàng, làm lễ khai quang, tay cầm hèo múa rồi ông ban tài phát lộc cho các con nhang đệ tử.
Dâng lễ Ông Hoàng Báo như nào là phù hợp nhất?
Hằng năm vào những ngày lễ đặc biệt tại đền Đông Cuông rất nhiều du khách thập phương cùng các con nhang đệ tử lại đổ về đây làm lễ dâng bái nhằm tỏ lòng thành kính với Ông Hoàng Báo và cầu mong được Ông phù hộ cho sức khỏe, bình an và phát tài phát lộc.
Ngoài những lễ vật dâng lên thường thấy như mâm lễ mặn, lễ chay thì khi dâng lễ Ông Hoàng Báo tại đền Đông Cuông quý khách có thể tham khảo thêm những mẫu Oản lễ màu vàng. Oản Tài Lộc hiện có rất nhiều các mẫu Oản lễ màu vàng thích hợp để dâng lên Ông Hoàng Báo quý khách có thể tham khảo tại đây: https://oanduonghanoi.vn/